top of page

Group

Public·79 members

Hướng dẫn chăm sóc mai vàng sau Tết để cây phát triển khỏe mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên Đán, khi mùa hoa mai vàng đã qua, người dân thường trở lại với nhịp sống thường nhật và cây mai vàng bắt đầu tàn phai. Tuy nhiên, chăm sóc cây mai sau Tết là một công việc rất quan trọng để chuẩn bị cho mùa hoa sau. Để cây mai có thể nở hoa rực rỡ vào Tết năm sau, bạn cần thực hiện một số bước chăm sóc đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc mai vàng bonsai sau Tết để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp.

Như chúng ta đã biết, cây hoa mai thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết Nguyên Đán, mùa xuân về. Vậy bạn đã hiểu gì về cây hoa mai? Đa phần sẽ không biết rõ về loài cây đặc biệt này. Để tìm hiểu thêm về cây hoa mai, chúng ta hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây.

Mùa xuân là mùa của sự sống mới, với vô vàn loài hoa đua nhau khoe sắc. Cây mai, cây đào hay những loài hoa khác, mỗi loài lại mang đến một vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt. Những cây hoa này không chỉ làm đẹp cho mùa xuân mà còn tạo không khí ấm áp, tươi vui cho Tết Nguyên Đán. Trong đó, hoa mai là một trong những loài hoa đặc trưng nhất của ngày Tết, gắn liền với không khí đón xuân của người dân Nam Bộ.

Tổng Quan Về Cây Hoa Mai

Cây hoa mai thuộc họ Ochnaceae, với tên khoa học là Ochna integerima, còn được gọi là cây hoàng mai. Đây là một trong những loài cây phổ biến trong ngày Tết, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam. Cây mai thường mọc nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Cây mai là một loài cây có tuổi thọ rất cao, có thể sống đến cả trăm năm. Cây có thân to, gốc xù xì, cành nhánh dày đặc và lá mọc xen kẽ. Trong tự nhiên, cây mai thường rụng lá vào mùa Đông và nở hoa vào mùa Xuân. Vì vậy, ông bà ta thường lặt lá cây mai vào tháng Chạp âm lịch để cây nở hoa đúng dịp Tết.


1. Phân loại cây mai và cách chăm sóc phù hợp

Trước khi bắt đầu chăm sóc cây mai, chúng ta cần phân loại cây theo các loại sau để có phương pháp chăm sóc đúng đắn:

Cây mai chậu để trong nhà: Mai chưng trong nhà thường thiếu ánh sáng và dễ bị kiệt sức do không có đủ không gian để cây quang hợp và phục hồi. Vì vậy, bạn cần đưa cây ra ánh nắng nhẹ khoảng 3-5 ngày để cây có thể thực hiện quang hợp. Đồng thời, bạn cũng nên lặt bỏ nụ hoa để cây không phải dồn dưỡng chất cho chúng.

Cây mai chậu ngoài sân và cây mai trồng dưới đất: Do tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bạn chỉ cần lặt bỏ nụ hoa để những cây mai vàng khủng nhất việt nam tập trung dưỡng chất vào thân và rễ. Việc này giúp cây nhanh chóng phục hồi sau Tết.


2. Các bước chăm sóc cây mai vàng

Tỉa cành

Tỉa cành là một trong những công việc quan trọng để chăm sóc cây mai sau Tết. Bạn nên sử dụng kéo chuyên dụng để cắt bỏ những cành mai già, bị sâu bệnh hoặc nụ hoa và trái non. Việc này giúp cây không tốn sức nuôi những bộ phận không cần thiết và tập trung dưỡng chất vào việc phát triển các cành khỏe mạnh.

Bón phân

Bón phân là một bước không thể thiếu để phục hồi và chăm sóc cây mai sau Tết. Bạn nên chọn phân hữu cơ như phân bò khô, phân bánh dầu miếng, hoặc phân rơm để bón cho cây. Các loại phân này cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp đất thêm tơi xốp. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp với các loại phân hóa học như:

Phân NPK 30-10-10: Với tỷ lệ đạm (N) cao, giúp cây phát triển mạnh mẽ.

Phân NPK 15-30-15: Tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao giúp kích thích cây ra nhiều nụ và hoa to.

Phân NPK 10-50-10: Chứa nhiều Lân (P), giúp cây ra hoa mạnh mẽ.

====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về hình ảnh mai vàng bonsai đẹp

Sang chậu

Đối với những cây mai trồng trong chậu, sau 2-3 năm, đất trong chậu sẽ bị chai cứng, không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Lúc này, bạn nên thay chậu mới. Chọn chậu lớn hơn một chút và khoét ba lỗ dưới đáy để cây dễ thoát nước. Nhẹ nhàng lấy cây mai ra khỏi chậu cũ, loại bỏ đất cũ và cẩn thận gỡ bớt đất quanh rễ. Sau khi chuyển sang chậu mới, bạn có thể bón một chút phân hữu cơ để cây mau phát triển.

Tưới nước

Mai vàng không cần tưới nước quá nhiều, chỉ khi nào đất trong chậu khô, bạn mới cần tưới nước. Mỗi lần tưới, bạn chỉ cần tưới từ 1-2 lít nước trực tiếp vào gốc cây. Đối với cành và lá, bạn có thể dùng bình xịt phun sương để làm ướt nhẹ tán cây, giúp cây không bị khô.

3. Một số lưu ý khác

Phun thuốc bảo vệ thực vật: Để cây mai không bị sâu bệnh, bạn nên phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ sau Tết. Các loại thuốc này giúp cây mai phát triển khỏe mạnh và không bị tấn công bởi các loại côn trùng gây hại.

Chăm sóc định kỳ: Để cây mai luôn khỏe mạnh và ra hoa đẹp, bạn cần chăm sóc cây đều đặn, theo dõi sự phát triển của cây để kịp thời điều chỉnh việc bón phân, tưới nước, hoặc tỉa cành.

Chăm sóc cây mai vàng sau Tết không phải là công việc dễ dàng, nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước trên, cây mai sẽ phát triển khỏe mạnh và cho hoa rực rỡ vào Tết năm sau. Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian chăm sóc cây mai, hãy liên hệ với các dịch vụ chăm sóc cây mai chuyên nghiệp.


Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.


About

Welcome to the group! You can connect with other members, ge...

bottom of page